Sử dụng máy phay để thực hiện các công việc khác nhau thì ta cần làm theo các bước sau:
Chỉnh máy, là quá trình chuẩn bị máy và trang thiết bị khác cần thiết cho một nguyên công nào đó ( lắp trục gá trên máy, lắp dao và các vòng đệm lên trục gá, kiểm tra độ đảo của dao, lắp đồ gá lên máy, lấy dấu chi tiết, đặt chốt ti hạn chế hành trình bàn máy, thay đổi số vòng quay của trục chính và lượng chạy dao phút, gá dao để đạt chiều sâu phay,…)
Hiệu chỉnh là quá trình điều chỉnh thêm đối với máy hoặc trang thiết bị công nghệ trong quá trình gia công để đạt được những thông số cần thiết.
Định vị và kẹp chặt dao phay
Sau khi đã chọn được dao phay có các thông số tối ưu, người ta tiến hành định vị và kẹp chặt dao trên trục gá. Đường kính trục gá được chọn sau khi đã có đường kính lỗ dao phay.
Trục gá được dùng có các tiêu chuẩn đường kính như sau: 16, 22, 27, 32, 40, 50 và 60 mm.
Để lắp một hoặc nhiều dao trên trục gá, người ta dùng các loại vòng vị có chiều dày khác nhau. Các vòng vị dùng cho máy phay có chiều rộng tiêu chuẩn từ 1 đến 50 mm: 1,0; 1,1; 1,2; 1,3; 1,4; 1,5; 1,6; 1,7; 1,8; 1,9; 2,0; 3,0; 5,0; 8,0; 10; 15; 20; 30; 40; 50 mm.
Trong quá trình làm việc trục gá chịu tải trọng kéo và uốn, còn các vòng định vị chịu tải trọng nén. Khi lắp một dao lên trục gá, cần chú ý đặt dao gần trục chính của máy vì trong trường hợp này độ võng của trục gá là bé nhất. Vị trí của dao so với chi tiết gia công đạt được bằng cách hiệu chính bàn máy theo phương ngang. Nếu trong trường hợp không thể gá dao gần trục chính thì dùng thêm quai treo phụ.
Nếu trên trục gá cần phải lắp nhiều dao không có tiếp xúc mặt đầu, người ta dùng thêm các vòng đệm trung gian 2 để xác định vị trí tương quan giữa các dao (đặt vào giữa chúng)
Trình tự định vị và kẹp chặt dao phay
Dao phay được định vị và kẹp chặt theo trình tự sau:
1. Đẩy nắp trên của máy bằng cách quay tay
2. Tháo quai treo bằng cách xoay đinh vít
3. Lắp trục gá có đuôi côn vào lỗ trục chính của máy, lựa cho rãnh của trục gá ăn vào then ở mút trục chính và kẹp chặt bằng thanh ren. Đuôi côn trục gá phải vào khít lỗ côn của trục chính, vì thế trước lúc lắp trục gá, cần lau sạch bịu và giữa cho trục gá và lỗ côn không bị xước.
4. Lắp trên trục gá những vòng định vị và dao phay. Cần chú ý, chiều quay của trục chính và hướng của rãnh vít trên dao phay.
5. Lắp quai treo để cho cố đỡ trục gá lọt vào ổ bi của quai treo.
6. Kẹp chặt dao trên trục gá bằng cách vặn mũ ốc.
7. Kẹp chặt nắp trên của máy và bôi trơn ỏ bi của quai treo.
8. Kiểm tra độ đảo của dao và trục gá theo yêu cầu. Để kiểm tra độ đảo của dao và trục gá, cần phải dùng đồng hồ so có giá đỡ.
Sử dụng cữ chặn
Ở máy phay, người ta trang bị những cơ cấu để tự động hóa chu kỳ làm việc. Những cơ cấu này cho phép thay đổi lượng chạy dao, điều chỉnh hành trình chạy nhanh và dừng lại ở vị trí cuối cùng của bàn máy.
Điều chỉnh bàn máy để đạt chiều sâu phay.
Trước khi nâng hay hạ bàn máy, hãy nới lỏng đinh vít. Khi dao đang quay, cần dùng tay chuyển nhẹ bàn máy cùng chi tiết để cho chi tiết chạm vào dao. Sau đó lại tiếp tục dịch chuyển bàn máy (dùng tay quay) theo phương dọc để chi tiết đi qua dao ra phía sau. Sau khi chi tiết đi ra khỏi dao phay, ta quay tay quay để nâng bàn máy lên một đoạn bằng chiều sâu cắt. Lượng dịch chuyển của bàn máy được tính theo vành chia độ.
Sau khi bố trí dao theo độ sâu cắt cần thiết, phải khóa công xôn và sồng trượt của truyền dẫn chạy dao ngang và điều chỉnh các cam để mở lượng chạy dao cho chiều dài phay.
Sau khi chỉnh và điều chỉnh máy xong, cần quay nhẹ tay quay của truyền dẫn chạy dao dọc để đưa chi tiết gia công tới gần dao phay, bắt đầu mở máy, mở lượng chạy dao và bắt đầu quá trình gia công.
Trước khi đưa bàn máy về vị trí cũ ( đưa chi tiết gia công ra khỏi lưỡi dao), cần phải dùng bàn chải để lau sạch phoi trên bề mặt gia công, còn bàn máy hạ thấp xuống một ít để tránh xây xát bề mặt chi tiết. Sau đó tiến hành kiểm tra chi tiết theo kích thước đã ghi trong phiếu nguyên công.